Sử dụng thuốc kháng sinh trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng là công việc dường như không thể thiếu trong vấn đề phòng và chữa bệnh cho vật nuôi. Tuy nhiên việc sử dụng kháng sinh sai mục đích sẽ gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Sau đây để hiểu rõ hơn về những mục đích khi sử dụng kháng sinh, các lưu ý, yêu cầu và quy định sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi heo 2020, mời bạn cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài chia sẻ bên dưới.
1. Tình hình ngành chăn nuôi hiện tại qua sự kiện "heo tăng giá"
Sự kiện “heo tăng giá” vừa qua đã tạo nên một cơn chấn động mạnh trong ngành chăn nuôi tại Việt Nam. Từ trước đến nay, thịt heo chưa bao giờ có giá trị cực kỳ lớn đến vậy. Thịt heo tăng giá đã tác động mạnh đến nhận thức chăn nuôi của nhiều chủ trang trại, cụ thể thay vì tái đàn gia súc mới thì người chăn nuôi lại có xu hướng giữ đàn, găm hàng nhằm nâng cao trọng lượng của đàn heo một cách tối đa. Trước đây, khi heo đạt trọng lượng 100kg/con đã được cho xuất chuồng nhưng nay với tình trạng giá thịt heo lập “đỉnh” nhiều chủ trang trại đã giữ đàn tiếp tục chăn nuôi cho đến khi heo đạt trên 100 kg có thể lên đến mức 130kg - 140kg/con nhằm đạt lợi nhuận cao nhất. Nhiều chủ trang trại vì chạy theo lợi nhuận đã sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi sai mục đích làm ảnh hưởng đến chất lượng thịt.
Ngoài ra với tình trạng trên, nhiều người tiêu dùng lại có xu hướng chuyển đổi loại thịt cho bữa ăn hằng ngày của mình vì thịt heo quá đắt. Các loại thịt gia cầm như gà, vịt,... được lựa chọn ngày càng nhiều hơn, thịt bò cũng là một lựa chọn thay thế hoàn hảo khi giá thịt heo đạt mức gần như bằng giá thịt bò. Chính việc thay đổi xu hướng sử dụng thịt này cũng đã góp phần không nhỏ tác động trực tiếp đến cơ cấu ngành chăn nuôi.
2. Mục đích sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi
Kháng sinh là một chế dược được tổng hợp hoặc bán tổng hợp từ các loại vi sinh vật, nấm có tác dụng trong việc điều trị và kìm hãm một số loại vi khuẩn nhất định. Nhà chăn nuôi, chủ trang trại cần nắm bắt được ý nghĩa của kháng sinh, cũng như hiểu rõ về mục đích sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi là gì để tránh lạm dụng làm ảnh hưởng đến sức khỏe vật nuôi đồng thời cũng gây tác hại nặng nề đối với người tiêu dùng.
Những mục đích căn bản của việc sử dụng kháng sinh mà người chăn nuôi cần nắm bao gồm:
- Mục đích điều trị bệnh tật ở vật nuôi
- Mục đích điều trị một lô vật nuôi khi trong lô đó đã xuất hiện một con được chẩn đoán là nhiễm bệnh.
- Mục đích điều trị dự phòng
Như vậy tùy thuộc vào từng giai đoạn tăng trưởng của vật nuôi, tình trạng sức khỏe vật nuôi mà chủ trang trại cần xác định mục đích sử dụng kháng sinh phù hợp. Không được vì những mục đích cá nhân mà lạm dụng thuốc kháng sinh ở vật nuôi.
Một tình trạng đáng báo động hiện nay đó chính là việc sử dụng thuốc kháng sinh ở vật nuôi một cách bừa bãi gây ra những hệ lụy nghiêm trọng như tạo ra những dòng vi khuẩn kháng thuốc ở vật nuôi, tồn dư kháng sinh trong thực phẩm làm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, làm rối loạn hệ vi sinh đường ruột ở vật nuôi,...
Do đó, bên cạnh việc am hiểu về kháng sinh, mục đích sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi, người chăn nuôi cũng phải có một lương tâm nghề nghiệp, không vì mục đích cá nhân mà làm ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng, giảm chất lượng vật nuôi.
3. Lưu ý, yêu cầu và quy định về việc sử dụng kháng sinh cho heo/ lợn năm 2020
Để hiểu rõ hơn về việc sử dụng kháng sinh hiện nay từ đó biết cách chăm sóc đàn vật nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng được hiệu quả nhất, mời bạn cùng chúng tôi điểm qua các nội dung chính liên quan đến sử dụng kháng sinh như sau:
3.1 Những lưu ý và yêu cầu khi sử dụng kháng sinh
- Chỉ sử dụng kháng sinh khi phát hiện đàn vật nuôi bị bệnh nhiễm khuẩn, đối với các trường hợp nhiễm khuẩn nhẹ có thể không cần sử dụng kháng sinh.
- Những tổn thương nhẹ trên da vật nuôi, niêm mạc có thể được sử lý bằng cách sát trùng chứ không nhất thiết phải dùng kháng sinh.
- Sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi có tác dụng tại vị trí nhiễm hơn là dùng kháng sinh cho toàn thân vật nuôi.
- Yêu cầu sử dụng kháng sinh theo đúng liều lượng, lộ trình, lựa chọn đường đưa kháng sinh vào cơ thể phù hợp, khoảng thời gian sử dụng kháng sinh giữa các lần đúng chuẩn.
3.2 Quy định sử dụng kháng sinh của lợn nói riêng và các vật nuôi khác năm 2020
Theo điều số 12, Chương III, Nghị định Hướng dẫn chi tiết luật chăn nuôi 21/01/2020:
1. Tiêu chí đối với một số loại vật nuôi ở giai đoạn con non được sử dụng thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh để phòng bệnh được quy định như sau:
a) Lợn con có khối lượng đến 25kg hoặc từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi;
b) Gà, vịt, ngan, chim cút từ 01 đến 21 ngày tuổi;
c) Thỏ từ sơ sinh đến 30 ngày tuổi;
d) Bê, nghé từ sơ sinh đến 06 tháng tuổi.
2. Chỉ được sử dụng kháng sinh trong sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho gia súc, gia cầm và thức ăn tinh cho gia súc ăn cỏ.
3. Việc sử dụng kháng sinh trong phòng bệnh đối với vật nuôi được quy định như sau:
a) Thuốc thú y có chứa kháng sinh thuộc nhóm kháng sinh đặc biệt quan trọng trong điều trị nhân y theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã được cấp phép lưu hành với mục đích phòng bệnh đối với vật nuôi được phép lưu hành và sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2020;
b) Thuốc thú y có chứa kháng sinh thuộc nhóm kháng sinh rất quan trọng trong điều trị nhân y theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã được cấp phép lưu hành với mục đích phòng bệnh đối với vật nuôi được phép lưu hành và sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021;
c) Thuốc thú y có chứa kháng sinh thuộc nhóm kháng sinh quan trọng trong điều trị nhân y theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã được cấp phép lưu hành với mục đích phòng bệnh đối với vật nuôi được phép lưu hành và sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022;
d) Thuốc thú y có chứa kháng sinh không thuộc quy định tại điểm a, b và c khoản này đã được cấp phép lưu hành với mục đích phòng bệnh đối với vật nuôi được phép lưu hành và sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2025.
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố danh mục kháng sinh quy định tại điểm a, b và c khoản 3 Điều này.
- Hàm lượng lipid trong thức ăn thủy sản (04.09.2020)
- Premix A701 cho cá nước ngọt ( các loại cá có vảy) (08.09.2020)
- Chuyên mục chia sẻ thông tin về nuôi gà (05.08.2020)
- Tìm hiểu về loài Lươn (26.07.2020)
- Mô hình nuôi lươn không bùn hiệu quả kinh tế cao. (30.07.2020)
- Lợn sống nhập khẩu từ Thái Lan về Việt Nam có chất cấm có hay không? (04.07.2020)
- Tầm quan trọng của thận đối với sức khỏe gia cầm trong chăn nuôi (18.03.2020)
- Nhu cầu dinh dưỡng và các dạng thức ăn tăng trọng cho bò (18.03.2020)
- Nghề nuôi lươn đồng truyền thống và những điều cần biết. (28.07.2020)