Thận là một trong những cơ quan có vai trò cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe vật nuôi nói chung và ở gia cầm nói riêng. Mọi ảnh hưởng tiêu cực đến bộ phận này đều có thể gây ra những bệnh lý nguy hiểm làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng vật nuôi. Để hiểu rõ hơn về vai trò của thận trên gia cầm, các bệnh thường gặp trên thận và các cách phòng tránh, trị bệnh, giải độc thận gia cầm nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi, mời bạn cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết ngay dưới đây!
1. Vai trò của thận trên gia cầm
Thận là cơ quan quan trọng thuộc hệ bài tiết có chức năng bài tiết nước tiểu, lọc máu và chất thải, thận ở gia cầm còn đảm nhận vai trò trong việc cân bằng muối - nước và áp lực thẩm thấu của mô bào. Thận điều tiết các yếu tố axit hay kiềm tùy thuộc vào nồng độ pH trong máu nhằm giúp máu vẫn giữ được các phản ứng cần thiết.
Thông thường, trung bình mỗi ngày gà thường nhận vào một lượng nước từ 240 đến 250 cm3 đồng thời thải ra ngoài lượng nước tiểu từ 120 đến 130 cm3. Nếu gia cầm bị thiếu nước trong khoảng thời gian vài giờ đồng hồ hoặc chức năng thận có vấn đề có thể dẫn đến gia cầm bị stress, ảnh hưởng đến sức đẻ, sức sống của gia cầm, làm phát sinh nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác.
Do đó việc gìn giữ và bảo vệ sức khỏe thận, giải độc thận gia cầm là điều mà tất cả các chủ trang trại, người chăn nuôi cần hết sức để tâm.
2. Các bệnh thường gặp trên thận ở gia cầm
Các bệnh về thận trên gia cầm khá đa dạng và nguy hiểm. Sau đây, chúng tôi sẽ đề cập đến bạn một số loại bệnh phổ biến trên thận ở gia cầm như sau:
Tổn thương thận ( sỏi thận) ở gà đẻ:
Đây là căn bệnh do thoái hóa thận ở gà đẻ, hình thành sỏi trong niệu quản của gà mái. Bệnh này làm tăng khả năng chết ở gà cũng như ảnh hưởng đến chất lượng trứng.
- Nguyên nhân gây bệnh: Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh này ở gà trong đó bao gồm các nguyên nhân chính sau: chế độ ăn của gà chứa nhiều canxi nhưng phospho thấp; chủng virus IB gây tổn thương trên thận; gà bị thiếu nước.
- Triệu chứng: Các triệu chứng cụ thể khi gà mắc phải bệnh này như sau: gà bị mất nước, mào gà tái nhợt, gà thường xuyên rơi vào trạng thái mệt mỏi, mất ngủ. Các hạt sỏi thận lớn dần lấp đầy ống dẫn niệu gây tắt hoàn toàn thận khiến thận thoái hóa. Phần thận không bị tổn hại sẽ bị phì đại, màu thận nhợt nhạt. Khớp cẳng chân của gà cũng chịu ảnh hưởng từ bệnh do hình thành gout, bị lắng đọng acid uric trên nhiều nội quan.
- Điều trị: Sử dụng các acidifier như acid acetic ( dấm) 1-2 ml/lít nước trong ít nhất 24 giờ, Potassium chloride: 1g/lít nước uống trong 7 ngày, Ammonium chloride: 2,5 kg/tấn thức ăn trong 7 ngày, Ammonium sulphate: 2,5 kg/tấn thức ăn trong 7 ngày. Ngoài ra, người chăn phải luôn đảm bảo cung cấp đầy đủ các vitamin cho gà bao gồm: vitamin D3,A,K, các vitamin nhóm B; tăng cường giải độc thận gia cầm; hạn chế trong việc sử dụng quá nhiều sodium bicarbonate; sử dụng nước điện giải để kiểm soát tỉ lệ chết đồng thời cung cấp thêm ngô trong khẩu phần ăn của gà ít nhất 3 ngày.
Bệnh sưng gan thận:
Bệnh thường xuất hiện ở gia cầm con từ 10 ngày cho đến 4 tuần tuổi. Nguy cơ nặng nhất có thể gây chết sau khoảng thời gian co giật, lạnh, đói.
- Nguyên nhân gây bệnh: Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do thức ăn thiếu Biotin kéo dài. Ngoài ra, nguyên nhân còn do thức ăn cung cấp cho gà, vịt bị cũ, giảm chất lượng trong quá trình bảo quản. Các chất độc trong máu không được vận chuyển dẫn đến tích tụ nhiều ở gan và thận gây sưng to.
- Triệu chứng: Gà con suy giảm sức khỏe trước khi có biểu hiện co giật chết. Gà sẽ chết sau khi trải qua các giai đoạn gây stress như lạnh, nóng, đói.
- Phòng bệnh và điều trị: Hạn chế để tình trạng gia cầm bị đói, rét, nóng,..; bổ sung đầy đủ biotin trong thức ăn và nước uống của gà; đảm bảo chất lượng thức ăn.
Ngoài 2 căn bệnh ở thận phía trên còn có rất nhiều những căn bệnh khác có tác động đến thận mà người chăn cần lưu ý chăm sóc, giải độc thận gia cầm để đàn gia cầm của mình luôn được khỏe mạnh và tăng năng suất.
3. Cách phòng trị bệnh trên thận nâng cao hiệu quả chăn nuôi
Dù gia cầm có mắc bệnh gì đi nữa thì việc ảnh hưởng của bệnh đến các cơ quan, nội quan trong đó có thận là điều không thể tránh khỏi. Vậy, để phòng trị các bệnh ở gia cầm nói chung và giải độc thận gia cầm nói riêng, bạn cần phải biết cách chăm sóc, chăn nuôi gia cầm một cách hợp lý, khoa học để đảm bảo vật nuôi luôn được phát triển khỏe mạnh, tăng sức đề kháng để chống chọi mọi bệnh tật. Sau đây, Ad sẽ gửi đến bạn các cánh phòng tránh bệnh ở gia cầm như sau:
- Môi trường sống: Đảm bảo chuồng trại gia cầm luôn sạch sẽ, thông thoáng; định kỳ xác khuẩn chuồng trại để tiêu diệt vi khuẩn, mầm bệnh
- Chế độ ăn uống: Đảm bảo cung cấp đầy đủ vitamin, khoáng chất trong khẩu phần ăn của vật nuôi. Đảm bảo cung cấp lượng nước đầy đủ cho vật nuôi.
- Tiêm chủng: Thực hiện tiêm chủng phòng ngừa bệnh đầy đủ cho gia cầm theo quy định y tế.
- Sử dụng thuốc kháng sinh đúng cách, tiến hành khám chữa bệnh cho vật nuôi khi phát hiện các triệu chứng bệnh theo hướng dẫn của các cơ sở thú y.
- Không ngừng quan sát biểu hiện của vật nuôi hằng ngày để kịp thời phát hiện bệnh tật, nắm bắt tình trạng sức khỏe vật nuôi.
Admin vừa chia sẻ đến bạn những thông tin liên quan đến thận của gia cầm từ vai trò, các bệnh thường gặp cho đến cash phòng chống bệnh. Hy vọng qua bài viết trên đây sẽ phần nào giúp bạn có được cái nhìn tổng quan về tầm quan trọng của thận, giải độc thận gia cầm từ đó biết cách phòng và điều trị bệnh hiệu quả. Mọi chi tiết thắc mắc hoặc muốn được tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Ad nhé!
- Hàm lượng lipid trong thức ăn thủy sản (04.09.2020)
- Premix A701 cho cá nước ngọt ( các loại cá có vảy) (08.09.2020)
- Chuyên mục chia sẻ thông tin về nuôi gà (05.08.2020)
- Tìm hiểu về loài Lươn (26.07.2020)
- Mô hình nuôi lươn không bùn hiệu quả kinh tế cao. (30.07.2020)
- Tình hình sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi heo năm 2020 (18.03.2020)
- Lợn sống nhập khẩu từ Thái Lan về Việt Nam có chất cấm có hay không? (04.07.2020)
- Nhu cầu dinh dưỡng và các dạng thức ăn tăng trọng cho bò (18.03.2020)
- Nghề nuôi lươn đồng truyền thống và những điều cần biết. (28.07.2020)